LỜI NGƯỜI RA ĐI
Trần Hoàn
Năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta đang bắt đầu vào những thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất của giai đoạn " Kết thúc Phòng ngự - Tích cực cầm cự - chuyển mạnh sang Tổng phản công" (Theo Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh - Theo một người khác thì cuộc kháng chiến chống Pháp của Ta không chia làm 3 giai đoạn mà chỉ có TẤN CÔNG TẤN CÔNG và TẤN CÔNG) Những binh đoàn chính qui hình thành chuản bị cho những trận đánh lớn, hàng vạn chàng trai đã gạt bỏ tình cảm gia đình, làng xóm để lên đường, và thật sự ra đi không hề biết hẹn ngày về.
Trong hoàn cảnh chung của cả nước, một nhạc sĩ xuất thân là học sinh - TRẦN HOÀN - Ông nguyên là Liên đoàn trưởng Liên đoàn học sinh kháng chiến Thuận Hóa (Huế) ngay sau Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945, khi đó Ông đang học năm cuối Tú tài phần II Trường Khải Định - Huế (Quốc học Huế) - đã viết nên một bài ca gửi gắm cả tâm tình của hàng vạn, hàng triệu chàng trai cô gái trren khắp mọi miền đất nước. Vì sức truyền cảm của nó,thời đó chỉ có VÔ TUYẾN TRUYỀN KHẨU thôi nhưng bài ca đã lan rộng trên khắp mọi miền đất nước - ngay cả trong vùng tạm chiếm, người ta cũng đổi lời một vài chỗ để tránh kiểm duyệt của ngụy quyền...và bài ca cũng vang lên khắp moi nơi.
Trong lời ca ban đầu của tác giả, có một vài câu bị phê phán kịch liệt :
Máu còn rơi, xương còn rơi
Bao lớp người tiền tuyến xông pha
Ngăn quân thù dày xéo dân ta....
....Và xa xôi em nhớ lời :
Rằng kháng chiến còn trường kỳ và còn gian khổ ...
và trong đợt RÈN CÁN CHỈNH QUÂN năm 1951 tác giả của bài ca đã bị kiểm điểm điển hình về tư tưởng Tiểu tư sản trước yòan đơn vị còn bài ca thì ...bị cấm (cùng với một vài ca khúc khác cũng của tác giả như là SƠN NỮ CA - cái tội chung lớn nhất của những bài hát này là : Tại sao "lũ Nguỵ" cũng thích hát???)
Tuy nhiên bài ca vẫn sống, sống mãi...về sau này, tác giả cũng sửa lại vài câu trong lời ca cho nó "đúng lập trường" hơn và nó lại được phổ biến...và bài ca đó chưa hề chết trong lòng những người Việt Nam - bất kể đứng ở phía nào - nhất là những con người có biết qua một thời đau thương của đất nước trên còn đường giành độc lập tự do!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét