Nước Mỹ học được gì từ Nhật sau thảm họa?Tác giả: Nguyễn Tuyến (theo NYT)
Vậy chúng ta có thể học được điều gì từ Nhật Bản, nơi mà động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ không khiến cho xã hội này tan rã mà ngược lại còn làm cho nó gắn kết hơn bao giờ hết.
Sự quên thân, sức chịu đựng nghịch cảnh và kỷ luật tại Nhật Bản trong những ngày này được thu nhỏ lại trong hình ảnh những người công nhân tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, những người vô danh và lặng lẽ đối mặt với mối nguy hiểm bị nhiễm phóng xạ trong khi nỗ lực đấu tranh ngăn chặn sự phát tán phóng xạ gây nguy hiểm cho những người dân khác.
Bức tượng nổi tiếng nhất tại Nhật Bản được cho là bức tượng chú chó Hachiko. Hachiko là một minh chứng cho lòng trung thành, sự kiên trì và trách nhiệm. Hachiko gặp chủ của chú tại trạm xe điện nơi ông trở về sau giờ làm mỗi ngày, nhưng một ngày năm 1925, người chủ đã chết tại nơi làm việc và không bao giờ về nữa. Hachiko trung thành vẫn đến trạm mỗi buổi chiều ngóng trông chủ về cho đến khi chết khoảng 10 năm sau đó.
Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó Nhật Bản sẽ dựng lên một biểu tượng khác về lòng trung thành và sự cống hiến hết mình cho nhiệm vụ: tượng đài của các công nhân nhà máy hạt nhân.
Động đất, sóng thần khiến người Nhật thêm gắn kết.
Tôi sống tại Nhật Bản trong 5 năm khi làm trưởng chi nhánh Tokyo cho tờ New York Times và đôi khi vẫn bị cho là kẻ thù với nước này vì tôi thường xuyên chỉ trích sự kém cỏi và tính nhị nguyên của chính phủ Nhật Bản. Nhưng sự thật là tôi đã trở nên yêu mến phép lịch sự và sự vị tha của Nhật Bản.
Có một điều được coi là chuẩn mực đạo đức danh dự dân tộc, được minh chứng bằng việc các nhà hàng giá rẻ sẽ cho bạn mượn ô nếu trời mưa, bạn đơn giản được kỳ vọng rằng sẽ trả lại nó trong một hoặc hai ngày. Nếu bạn mất ví trong tàu điện ngầm, bạn có thể hy vọng được nhận lại nó.
Trận động đất đã làm rõ sự lưỡng phân. Chính phủ Nhật Bản đã không may. Và người dân Nhật Bản đã trở nên vĩ đại, bền bỉ chịu đựng gian khổ với phẩm cách và sự bao dung tuyệt vời.
Khi tôi nhớ lại bài viết gần đây trên blog của mình, tôi có nhắc đến trận động đất tại Kobe năm 1995 đã giết chết hơn 6.000 người và tôi tìm kiếm khắp nơi để lấy một ví dụ cho việc mọi người cướp phá, hôi của từ các cửa hàng với những ô cửa sổ vỡ tan. Tôi đã tìm thấy một người chủ nhà bị mất hai cái xe đạp nhưng khi tôi nghiên cứu sâu thêm thì có vẻ như hai chiếc xe đạp đó được dùng cho các nỗ lực giải cứu.
Cuối cùng, tôi phát hiện ra chủ một cửa hàng nhỏ, người đã thấy ba người đàn ông trẻ lấy thực phẩm từ cửa hàng của ông và bỏ chạy. Tôi hỏi liệu rằng ông có thấy ngạc nhiên khi đồng bào của mình lại có hành động thấp kém như vậy không.
Người đó nói với tôi rằng: "Không, ông hiểu nhầm rồi. Những kẻ trộm đồ đó không phải người Nhật. Họ là người nước ngoài."
Cứ cho là vậy, nhưng sự bền gan, sức chịu đựng của người Nhật cũng có thể giải thích tại sao đất nước này có thể ổn định với những nhà lãnh đạo yếu kém như vậy. Hơn nữa, mạng lưới xã hội chặt chẽ của Nhật Bản có thể dẫn đến sự phân biệt với bất cứ ai không phù hợp với nó.
Bắt nạt là một vấn đề có từ bậc tiểu học đến các công ty. Dân tộc Hàn Quốc và một nhóm những người thấp kém được biết đến là burakumin(1) bị kỳ thị. Thực tế, sau trận động đất kinh hoàng vào năm 1923, người dân Nhật Bản điên cuồng chống lại dân tộc Hàn Quốc (những người bị buộc tội đã gây cháy hoặc thậm chí là bằng cách nào đó gây ra các trận động đất) và tàn sát khoảng 6.000 người trong số họ.
Vậy cộng đồng luận của Nhật Bản cũng có mặt trái của nó nhưng chúng ta, những người Mỹ có thể học hỏi một hoặc vài điều hữu ích theo hướng đó. Khoảng cách giàu nghèo vừa phải tại Nhật và các ông trùm doanh nghiệp Nhật có thể xấu hổ bởi những điều khoa trương tốn kém vốn rất phổ biến tại Mỹ. Thậm chí tại những vùng nghèo, gồm cả khu vực dân tộc Hàn Quốc và người burakumin, trường học cũng vẫn rất tuyệt vời.
Vợ chồng tôi đã thấy tính tập thể được rèn luyện cho trẻ con khi cho con đến học tại các trường học của Nhật Bản. Khi giáo viên bị ốm, không có giáo viên thay thế. Lũ trẻ sẽ tự quản. Khi con trai Gregory tôi về nhà sau buổi thi điền kinh tại trường, chúng tôi đã rất ấn tượng khi cháu giành được vị trí đầu trong mọi sự kiện cho đến khi tôi nhận thấy rằng mọi đứa trẻ đều giành được vị trí đầu.
Sinh nhật Gregory, chúng tôi mời bạn cùng lớp của cháu đến và dạy chúng chơi ghế nhạc(2). Thật là thảm họa. Bọn trẻ, đặc biệt là các bé gái, bị thương do phải đẩy những đứa khác sang một bên để giành được ghế cho mình. Những gì diễn ra đáng lẽ đã có thể là một trò chơi ghế nhạc lịch thiệp nhất và ít cạnh tranh nhất trong lịch sử thế giới.
Nhìn xem, chúng ta là những người Mỹ tự cao. Đôi khi chúng ta coi cuộc sống, và những cuộc đàm phán ngân sách, như một cuộc đấu mà trong đó bên yếu nhất (ví như những đứa trẻ) phải bị gạt sang một bên khi nhạc ngừng. Nhưng tôi ước tôi có thể học được điều gì đó từ những người Nhật, những người hiện nay đang quên mình và lợi ích cá nhân vì những lợi ích chung. Phải, chúng ta nên cảm thông với Nhật Bản nhưng chúng ta cũng có thể học hỏi từ họ.
------------------------------
(1): Burakumin (hay còn gọi là eta) là một nhóm người bị xã hội ruồng bỏ tại Nhật Bản, thậm chí ngày nay vẫn còn bị xa lánh. Từ này có nghĩa đen là "dân quê" đề cập đến thực tế là họ thường sống ở bên lề các thị trấn. Sự phân biệt đối xử với những người này bắt nguồn từ quy định cấm sát sinh của đạo Phật và quan niệm của thần đạo về sự ô nhiemx, cùng với những nỗ lực của chính phủ trong việc kiểm soát dân số. Những người này bị phân biệt đối xử bởi vì họ thường sinh sống bằng nghề giết mổ, thợ thuộc da, đào mộ, đao phủ và trong một số trường hợp là người làm trò tiêu khiển.
(2): Ghế nhạc là một trò chơi nhóm (thường là trẻ em chơi) trong các bữa tiệc sinh nhật để giải trí. Trò chơi bắt đầu với bất kỳ số người chơi nào và số ghế ít hơn số người chơi, ghế thường được xếp thành hình tròn quay ra ngoài và mọi người đứng thành vòng tròn bên ngoài. Một người không chơi bật nhạc và mọi người trong vòng tròn đi vòng quanh các ghế. Khi nhạc ngừng, mọi người phải chạy nhanh chiếm một ghế. Ai không có ghế sẽ bị loại, đồng thời cũng bỏ bớt ghế ra sao cho số người chơi luôn nhiều hơn số ghế. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi chỉ còn một người còn lại trong trò chơi và đó là người thắng cuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét