NGUỒN GỐC LỄ NOËL – LẾ NOËL QUA CÁC THỜI ĐẠI
1. NGUỒN GỐC NGÀY LỄ NOËL :
Tại thành phố Roma – Ý đã có một buổi lễ được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 từ một thế kỷ trước kỷ nguyên thiên chúa . Người dân La Mã làm lễ tôn thờ Mirthra, gốc Ba Tư, được mang vào Roma bởi những người lê dương La Mã. Mirthra là vị thần ánh sáng của người Ba Tư . Lễ vào ngày 25 tháng 12 là ngày điểm chí của mùa đông, sự ra đời của Mirthra tượng trưng cho sự bất bại của mặt trời (Dies natalis solis invicti). Trong buổi lễ người ta cúng thần bằng một con bò rừng nhỏ.
Năm 274, hoàng đế La Mã Aurélien tuyên bố việc tôn thờ thần Mirthra là quốc giáo và lấy ngày 25 tháng 12 để cử hành lễ.
Lễ Noël chưa xuất hiện vào thời kỳ đầu của đạo Thiên Chúa.
Chỉ từ vào thế kỷ thứ II sau nhiều lần tìm tòi để có thể lấy một ngày nào đó trong năm làm ngày ra đời của Chúa Jésus vì không tìm thấy một dấu vết nào đề cập đến việc này trong các sách Phúc Âm. Nhiều ngày, tháng đã được đề nghị như ngày 6 tháng Giêng, ngày 25 tháng 3, ngày 10 tháng Tư…nhưng vẫn không dẫn đến một quyết định dứt khoát nào.
Tại La Mã, giáo hội Thiên Chúa đã chọn ngày 25 tháng 12 làm ngày sinh của Chúa Jésus chắc chắn không hẳn không có hậu ý đối với buổi lễ cổ truyền tại đây : lễ kỷ niệm ngày sinh của thần “tà giáo” Mirthra. Vào những năm 330 hay 354, hoàng đế La Mã Constantin quyết định lấy ngày Noël là ngày 25 tháng 12.
Năm 354, Giáo hoàng Libère ấn định cử hành lễ vào ngày 25 tháng 12. Ngày này đã có một giá trị tượng trưng vì theo Malachie 3/19 và Luc 1/78 người ta xem như sự hiện diện của chú Cứu Thế như một sự mở màn cho “mặt trời của công lý”. Như thế buổi lễ Noël cũng là ngày sinh của Jésus mặt trời công lý.
Buổi lễ vào ngày 25 tháng 12 dần dần phát triển về phương Đông và vùng Gaule (Pháp ngày xưa) : vào năm 379 tại Constantinople, đầu thế kỷ thứ V tại đất Gaule, trong thế kỷ thứ V tại Jérusalem và vào cuối thế kỷ thứ V tại Ai Cập. Các giáo hội Đông phương vào thế kỷ thứ IV cũng cử hành lễ dười nhiều hình thức khác nhau vào ngày 6 tháng Giêng để biểu dương cho Thượng đế.
2. LỊCH SỬ NGÀY NOËL ĐẾN CUỐI THỜI TRUNG ĐẠI
Hoàng đế La Mã Théodore vào năm 425 đã nguyên tắc hoá những nghi lễ cho Noël . Buồl lễ vào ngày 25 tháng 12 đã trở nên đặc biệt dành cho những người theo Thiên Chúa giáo. Clovis được rửa tôi vào đêm Noël năm 496. Năm 506, hội nghị giám mục Agle đã ấn định ngày lệ này như một nghĩa vụ phải có. Năm 529, hoàng đế La Mã Justinien đã ban hàng chỉ thị là ngày nghỉ được trả lương.
Buổi lễ nhà thờ vào nửa đêm được cử hành từ thế kỷ thứ V dưới triều đại của giáo hoàng Grégoire Le Grand.
Vào thế kỷ thứ VII, một tục lệ đã được ấn định tại La Mã để cử hành 3 buổi lễ : lễ trọng vào chiều ngày 24 tháng 12, lễ vào buổi sáng và ngày 25 tháng 12 tại các nhà thờ.
Ngày lễ Noël được lan tràn khắp Âu châu : Thế kỷ thứ V tại Ailenn thế kỷ thứ VII tại Anh quốc, thứ VIII tại Đức, thử IX tại các quốc gia vùng Bắc Âu , thứ IX và X tại các quốc gia vùng Xla-vơ.
Kể từ thế kỷ thứ XII, nghi thức tôn giáo được cho kèm thêm những “thảm kịch” lễ bái, những “bí mật” được dàn dựng cảnh tôn thờ của những mục đồng hoặc đám rước những vị đạo sĩ ba tư (mage). Những “thảm kịch lễ bái ” này được trình diễn đầu tiên trong ngay nhà thờ rồi sau đó được đem ra sân trước nhà thờ.
3. LỄ NOËL TỪ THỜI PHỤC HƯNG
Những màng cỏ xuất hiện trong nhà thờ tại Ý đại lợi từ thế kỷ thứ XV và cây Noël tại Đức vào thế kỷ thứ XVI. Sau đó được lan đến các gia cư vùng Na-pô-li rồi các vùng miền Nam nước Pháp từ thế kỷ thứ XVII.
Trong thời kỳ phục hưng vào năm 1560, những người Tin Lành chống đối với sự hiện diện của máng cỏ và họ ưa chuộng phong tục cây Noël hơn. Cùng với sự đối kháng trong giai đoạn phục hưng vào thế kỷ thứ XVII, những trình diễn “thảm kịch lễ bái” đã bị cấm chỉ vì trở thành quá “phàm tục” một cách quá đáng.
Ngày nay, lễ Noël đã trở thành một buổi lễ dành cho trẻ em và gia đình.
4. Ý NGHĨA CỦA NGÀY NOËL
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chuá, Noël là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ : chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noël… Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noël trở thành một buổi lễ của trẻ em : một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
Ngày Noël cũng là một thông điệp của hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” : đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…
CÂY SAPIN NOËL
Cây Noel tập hợp rất nhiều biểu tượng chỉ về sự phong phú mà thiên nhiên đã cho chúng ta : ánh sáng, thiên thần, trái cây, đồng nội, rừng rậm và đại dương. Ngôi sao chói sáng chiếu trên chóp
ngọn báo hiệu chấm dứt chuyến du hành, nơi náu ẩn cuả sự thanh bình.
Người Xen-tơ (Celte) cho rằng ngày 24 tháng 12 là ngày phục hưng của mặt trời. Họ có phong tục kết hợp vào mỗi tháng âm lịch một loại cây, vào thời đó, cây văn sâm (épicéa) được họ tặng cho là cây của sự sinh sản.
Vào thế kỷ thứ 11, người ta trình bầy những cảnh tượng được gọi là huyền bí, trong đó có Thiên đàng rất phổ thông suốt thời kỳ Adventus (tiếng la tanh) – “sự đến” – kéo dài 4 tuần lễ từ 11 tháng 11 đến 6 tháng 1 những nghi thức tôn giáo sửa soạn cho Noel . Được treo thêm vào những trái táo, lúc đó cây sa pin biểu tượng cho cây thiên đường. Trong thế kỷ thứ 15, vào ngày 24 tháng 12 những người tin đạo bắt đầu đem cây sa pin đặt trong nhà , ngày lễ của ông Adam và bà EVe ( thủy tổ loài người theo thánh kinh của đạo thiên chúa ).
Vào năm 1512 cây sa – panh (sapin) hay còn gọi là cây Noel hoặc cây của Chúa được nêu lên lần đầu tiên tại vùng Alsace – miền đông nước Pháp, giáp biên giới với nước Đức. Vào thời kỳ này còn lưu lại những tài liệu chứng thực một lễ được cử hành vào ngày 24 tháng 12.
Người ta nói đến việc trang hoàng những ngôi nhà với những cành cây đã được chặt 3 ngày trước đó.
Một số tài liệu còn lưu lại cũng chứng nhận có một buổi lễ được tổ chức vào ngày 24 tháng 12 năm 1510 tại Riga ở Lettonie với những thương gia nhẩy múa quanh một cây có trang hoàng những bông hồng nhân tạo trước khi đốt cháy cây này.
Năm 1546, người ta đề cập một cách nghiêm chỉnh đến cây Noel khi thành phố Sélestat tại vùng Alsace cho phép dân chúng được chặt những cây xanh cho mùa Noël vào đêm Saint Thomas (thánh Tô-ma), 21 tháng 12.
Tượng trưng cho sự tinh khiết, những bông hồng được xử dụng trong những thứ trang trí cây sa pin tại Alsace vào thế kỷ thứ 16 cũng như bánh, kẹo là những món vật tế. Những trái táo cũng là một giá trị tượng trưng vì theo lịch cũ của các thánh thì ngày 24 tháng 12 dành riêng cho Adam và Eva, được phong thánh bởi những giáo hội phương đông.
Vào lúc này, giáo hội La Mã coi cây Noël như là một việc làm của những “kẻ tà giáo” việc này kéo dài cho đến giữa thế kỷ thứ 20 vì lẽ trước khi xuất hiện lễ Noël đã có một nghi thức “tà giáo” trong những buổi lễ điểm chí mùa đông : người ta trang hoàng một cái cây, tượng trưng cho sự sống, với những trái cây, bông hoa và lúa mì.
Sau đó, người ta treo lên đỉnh cây một ngôi sao, tượng trưng cho ngôi sao Bethléem hướng dẫn những vua Mages . Kể từ đó cây Noël chinh phục dần dần những cộng đồng theo đạo Tin Lành Đức ở phía Bắc và những thành phố lớn và đã chiếm ngự một vị trí trong 2 giáo hội – La Mã và Tin Lành. Một bức tranh khắc vào năm 1806 về một cây sa pin được trang hoàng với những nhân vật tý hon, những thú vật, chim và bánh cắt phần.
Năm 1560, vào thời kỳ Reforme (cải cách), những người Tin Lành từ chối tượng trưng sự Giáng Sinh bằng một nhà bè (crèche)- máng cỏ – giống như người theo đạo Thiên chúa La Mã. Họ phát huy truyền thống cay sa pin như một tượng trưng cho thiên đàng của ông Adam, bà Eve và sự nhận thức về điều tốt, điều xấu.
Phong tục cây sa pin Noël đã từ đó lan tràn khắp các nước Âu Châu Tin Lành, Đức và vùng Bắc Âu.
Tại Pháp , cây Noel được đem vào lâu đài Versailles năm 1738 bởi Marie Leszcynska,gốc Ba Lan, vợ vua Louis XV . Sau đó vào năm 1837, công chúa Hélène de Mecklembourg người gốc Đức, sau khi thành hôn với công tước d’Orléans đã trưng cây sapin tại điện Tuileries.
Tục lệ cây Noël được phổ biến rộng khắp các nước kể từ sau cuộc chiến năm 1870. Những người dân di cư gốc Alsace-Lorraine là những người đóng góp một phần không nhỏ trong việc “quảng bá ” tục lệ này tại Pháp: “Hễ nơi nào có một gia đình người gốc Alsace – Lorraine là nơi đó có cây sa pin “. Vào cuối thế kỷ thứ 19 toàn nước Pháp đã chấp nhận tục lệ cây Noël.
Vào thế kỷ thứ 18, tục lệ trang hoàng cây sa pin đã được phổ biến rộng rãi tại các quốc gia Đức, Pháp và Áo .
Năm 1841, hoàng tử Albert (gốc Đức), lấy nữ hoàng Victoria, đã dựng lên một cây Noel tại lâu đài Windsor, Anh quốc rồi từ đó tục lệ này được lan truyền đến giới trưởng giả sau đó đến những nhà thường dân. Vào triều đại vích-tô-riên (victorien), một cây sa pin đẹp phải có 6 cành cao và đặt trên một chiếc bàn phủ nắp hoa nổi màu trắng. Người ta trang hoàng những vòng hoa, những hộp kẹo nhỏ xinh sắn và những bông hoa làm bằng giấy.
Cây Noel được đem vào Canada vào cuối thế kỷ thứ 18 trước khi trở thành một tập tục tại Anh quốc. Sau đó cây Noël xuất hiện tại toà Bạch Ốc – Hoa Kỳ.
Tuy rằng cây Noel đầu tiên cũng không khác cây Noel ngày nay nhưng chưa trang hoàng ánh sáng. Vào thế kỷ thứ 17 và 18 người ta bắt đầu nhìn thấy những cây sa pin đầu tiên trưng đèn sáng : bắt đầu với sáp ong , những vỏ trái hồ đào chứa dầu trong có một cái bấc nhỏ hoặc những cây đèn cầy thật mềm quấn quanh những chiếc cành cây sa pin . Sau đó kể từ năm 1880 với sự sáng tạo ra điện, cây Noël đã được chiếu sáng với những chiếc bóng đèn lần đầu tiên tại Hoa Kỳ tuy nhiên việc này cũng còn rất hiếm hoi vì sự đắt đỏ của những dàn bóng đèn điện.
Những thành phần dùng vào việc trang hoàng đầu tiên làm ở nhà rồi sau đó được sản xuất kỹ nghệ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét